Mỗi khi hè đến, nhiều người tiêu dùng lại chọn ra những loại vải có nguồn gốc thiên nhiên mang đến cảm giác mát mẻ, thoáng khí thích hợp để may quần áo cho gia đình. Theo kinh nghiệm tư vấn nhiều năm của Hiệu Vải Quỳnh Phương thì vải đũi luôn là loại vải được mọi người ưa chuộng may mặc nhất trong mùa hè nóng bức. Bạn có biết vì sao không ?
Nếu như các bạn không biết, vậy hãy để Hiệu Vải Quỳnh Phương sẽ chia sẻ những thông tin dưới bài viết này nhé.
Tại sao vải đũi lại được nhiều người lựa chọn đến thế?
Sẽ không quá khó khăn khi mà những sự hữu dụng của vải đũi dưới đây làm cho nhiều người lại ưa chuộng đến vậy.
- Khi bạn mặc những bộ đồ làm từ chất liệu vải đũi thì bạn sẽ luôn cảm thấy cực kì thoải mái, dễ chịu và thoáng mát khi mặc, đặc biệt là vải hút ẩm rất tốt.
- Có độ co giãn nhẹ nên vải dễ dàng thích nghi với các vận động của cơ thể mà không bị sờn bạc hay rách.
- Lại có thể dễ dàng giặt ủi nữa chứ. Vải đũi có trọng lượng nhẹ, lại dễ dàng vắt khô và phơi phóng nên công đoạn vệ sinh, giặt giũ thường không mất nhiều thời gian.
- Và hơn thế nữa vải đũi được làm thủ công 100% từ thiên nhiên nên sẽ không gây ra di ứng, hay khó chịu cho người mặc, thân thiện với môi trường.
Vậy vải đũi là vải gì?
Vải đũi là một loại vải rất xốp, nhẹ và mát, có khả năng hút ẩm tốt, được dệt từ sợi đũi. Sợi đũi đó chính là phế liệu của quá trình ươm tơ tằm để dệt lụa tơ tằm. Phế liệu của cả một quá trình nuôi tằm ươm tơ có tỉ lệ rất cao, vì người ta chỉ lấy được 40% là phục vụ cho sản xuất lụa tơ tằm, còn lại 60% là phế liệu. Do đó sợi đũi chính là sản phẩm tận dụng phế liệu từ tơ tằm.
Quy trình làm ra vải đũi
Bước 1: Nấu sợi đũi
– Vải đũi được dệt trực tiếp từ phế liệu đũi tằm, còn được gọi là lụa thô, chính là kén tằm. Kém tằm ngâm vào nước ba tiếng sau đó được nấu kỹ sao cho sợi kén mềm ra.
Bước 2: Kéo thành sợi
Công đoạn kéo sợi đũi là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải đũi. Người thợ phải nhúng hai tay vào chậu ngâm nước đũi để kéo sợi.
Bước 3: Phơi sợi đũi
Sau khi kéo xong sợi, sợi đũi to và thô được phơi lên sào. Mỗi con sợi tương đương 100g.
Bước 4: Dệt vải đũi
Sau khi phơi, thợ dệt dùng vun đũi để dệt thành vải đũi. Từ vải đũi chế tạo thành những chiếc khăn hoặc các sản phẩm từ đũi rất được ưa chuộng trên thị trường.
Các loại vải đũi thông dụng hiện nay
Ngày nay vải đũi được phân ra thành khá nhiều loại để phục vụ cho nhu cầu của người dùng, dưới đây là một số loại vải phổ biến được khá nhiều người sử dụng.
Vải đũi thô là loại vải phổ biến được ưa chuộng trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay, được dệt từ sợi tằm thô nên bề mặt hơi thô nhưng lại có khả năng giữ ấm nên thích hợp sử dụng cả vào mùa đông. Vải đũi thô có thể dùng để may rất nhiều trang phục như váy liền, quần short, áo sơ mi nam, áo vest,…
Vải đũi xước
Vải đũi xước ở bề mặt thường có những vệt xước dọc theo sợi dệt. Vải thường dày dặn hơn so với cotton đũi tuy nhiên chúng vẫn đảm bảo mang đến sự thoáng mát cho người mặc. Một số trang phục được làm từ đũi xước có thể để đến như áo sơ mi đũi, quần, váy…
Vải đũi trơn
Vải đũi trơn là một loại khá phổ biến là thường được sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày. Nếu như bề mặt của vải đũi xước thường có những đường kẻ thì vải đũi trơn lại hoàn toàn khác biệt. Tuy không quá trơn tru như vải cotton hay vải lanh thế nhưng vải đũi trơn vẫn khá mịn và không có quá nhiều những đường gân. Vải đũi trơn chỉ có một màu và thường là những màu trung tính như be, xám, trắng… thích hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Vải đũi cotton
Chất liệu đũi cotton vẫn mang trong mình tính năng nổi bật và thoáng mát, vô cùng lý tưởng để bạn sử dụng trong những ngày hè nóng bức. Hơn nữa, vì cotton được làm từ sợi bông tự nhiên còn đũi làm từ sợi đũi các thành phần đều có trong tự nhiên nên thân thiện với làn da, đặc biệt thích hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Bên cạnh việc lựa chọn làm chất liệu trong các bộ trang phục thì cotton đũi còn chủ yếu đươc sử dụng trong việc may các bộ chăn ga gối bởi chúng có đặc tính thoáng mát, không tích điện và không gây bám dính, khó chịu khi sử dụng.
Vải đũi thêu hoa
Bên cạnh những màu sắc trơn thì vải đũi thêu hoa cũng được nhiều người ưa chuộng nhờ có tính thẩm mỹ tuyệt vời và có thể thiết kế nhiều loại trang phục khác nhau.
Cách bảo quản vải đũi
Trang phục bằng vải đũi khi mới mua về, bạn nên giặt qua 1 lần. Việc làm này nhằm mục đích để vải co hết cỡ rồi mới sử dụng. Vì hầu hết tất cả các loại vải đều có độ co khi là (ủi) hoặc giặt và vải đũi thì bị co khi giặt. Lưu ý vải đũi co theo thớ dọc, khi mua bạn nên mua đồ dài hơn số đo 1 chút để khi mang về giặt nó co lên là sẽ vừa vặn với thông số của bạn.
– Bạn nên sử dụng nước lạnh để giặt, không nên ngâm vải đũi trong nước nóng hay nước tẩy vải mạnh.
– Vải đũi không nên giặt bằng máy vì sẽ dễ làm hư vải. Nếu không thể giặt bằng tay mà buộc phải giặt bằng máy thì bạn nên để trong túi lưới trước khi cho vào máy giặt.
– Khi phơi quần áo vải đũi, không nên phơi dưới trời nắng trực tiếp, đặc biệt là nắng quá gắt trên 40 độ C.
– Không nên sử dụng bàn là ủi ở nhiệt độ quá nóng cho vải đũi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Hiệu Vải Quỳnh Phương
- Địa chỉ: 144A, Nguyễn Văn Trỗi, Phường 4, Thành Phố Vũng Tàu.
- Phone: 0918 580 865
- Email: Tranthinga0865@gmail.com
- Website: vaiquynhphuong.com